Tượng 18 vị la hán bằng đá
-
Tượng la hán Bố Đại
Mã hàng: TLH-03Xem chi tiết -
Tượng la hán Cử Bát
Mã hàng: TLH-12Xem chi tiết -
Tượng la hán đá trắng 01
Mã hàng: TLH-01Xem chi tiết -
Tượng la hán Hoàng Long
Mã hàng: TLH-11Xem chi tiết -
Tượng la hán Khánh Hỷ
Mã hàng: TLH-10Xem chi tiết -
Tượng la hán Khánh Môn
Mã hàng: TLH-09Xem chi tiết -
Tượng la hán Kỵ Tượng
Mã hàng: TLH-08Xem chi tiết -
Tượng la hán Quá Giang
Mã hàng: TLH-07Xem chi tiết -
Tượng la hán Thác Tháp
Mã hàng: TLH-06Xem chi tiết -
Tượng la hán Tiểu Sư
Mã hàng: TLH-05Xem chi tiết -
Tượng la hán Tĩnh Tọa
Mã hàng: TLH-04Xem chi tiết -
Tượng la hán Tọa Lộc
Mã hàng: TLH-13Xem chi tiết -
Tượng la hán trầm tư
Mã hàng: TLH-02Xem chi tiết
La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Tu đến cảnh giới La Hán tức là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Về mặt ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô Học Quả, biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi. Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu xác định dựa vào căn cứ là sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu. Qua các thời kì, nhiều dị bản về các vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung nên tên gọi cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ tử cửa Phật, cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư, sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt hoặc hoán vị nhưng quy chung lại vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này. Ngày nay, để tưởng nhớ công đức độ của 18 vị La Hán thì người ta khắc họa lại thành 18 bức tượng, được ưa chuộng và đẹp nhất vẫn là tượng đá người ta gọi là tượng đá 18 vị La Hán.
18 vị La Hán đạt tới cảnh giới bất sinh bất diệt, được người người cung dưỡng, có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Hiện nay trong các chùa thường đặt tượng 18 vị La Hán bằng đá với tạo hình tương ứng truyền thuyết.
Mỗi tượng La Hán là một ý nghĩa gắn liền với truyền thuyết riêng :
- Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.
- Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Hỉ Khánh La Hán, Hoa Hỉ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian. Trước đây rất lâu, ở thời kì Ấn Độ cổ đại là một nhà hùng biện, lúc người biện luận thường mang theo nụ cười, nên mới gọi là Hoan Hỉ.
- Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, ngụ ở Đông Thắng Thân Châu, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả, hình tượng trong các chùa là vị La Hán trên tay cầm chiếc bát.
- Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, ngụ ở Bắc Câu Lô Châu, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.
- Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán, ngụ ở Nam Thiệm Bộ Châu, còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào.
- Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, ngụ tại Đam Không La Châu, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.
- Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú.
- Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, ngụ ở Bát Thứ Nã Châu, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên nà
- Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.
- Bán Thác Già Tôn Giả – Tham Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Tham Thủ.
- Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.
- Na Già Tê Na Tôn Giả – Oạt Nhĩ La Hán, ngũ ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.
- Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, ngụ ở hang núi rộng rãi, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.
- Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, ngụ ở trong núi, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó. Hiên nay có nơi gọi là Bố Đại Di Lặc.
- A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán, ngụ ở đỉnh núi Linh Thứu, khi sinh ra đời có hàng lông mày dài nên gọi tên Trường Mi.
- Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Khán Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.
- Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
- Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, truyền thuyết xưa có con hổ thường qua lại ngoài miếu nơi ngài tu hành, ngài bèn mang cơm chay cho con hổ ăn, thuần phục nó nên gọi tên Phục Hổ.
Với quy mô và số lượng nhiều bức tượng như thế, bộ tượng Thập Bát La Hán bằng đá thường được đặt ở khuôn viên của các ngôi chùa, ở lối đi dẫn vào chính điện – nơi thờ các vị Phật với ý nghĩa các vị La Hán là người dẫn dắt chúng ta đến với Phật pháp. Điều này cũng phù hợp với lịch sử đã ghi lại rằng nhiều vị La Hán đã khai lối dẫn dắt nhiều người đến quy y cửa Phật.
Không chỉ vậy, những gia đình có khuôn viên ngôi nhà rộng lớn cũng có thể thỉnh bộ tượng 18 vị La Hán về đặt ở khoảnh sân. Tùy vào kích cỡ của khuôn viên mà yêu cầu tạc tượng có độ cao thích hợp. Theo các chuyên gia phong thủy đều khuyên rằng, khi chúng ta đặt tượng La hán trong nhà cũng phải xem cung và vị trí có chuẩn hay không. Đặc biệt là phải hợp mệnh và ngũ hành của gia chủ, mới có thể hóa giải được các sát khí, đem lại nguồn thịnh vượng tốt nhất cho gia đình.
Bên cạnh đó việc lựa chọn vị trí đặt tượng thập bát La Hán bằng đá cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tài lộc và vượn khí của người thỉnh và gia đình. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, nên đặt tượng hướng ra cửa để bảo hộ gia chủ cũng như tránh đặt tại các vị trí như nhà bếp, phòng khách,… Đặt ngay trên nền nhà là điều tuyệt đối cấm kỵ.
Khi chọn đá tạc tượng, người nghệ nhân ngoài sự khéo léo của đôi tay thì phải có sự cân nhắc thật kĩ về độ tinh xảo của mỗi pho tượng. Nét đẹp đó chính là ở các tư thế, hình dáng, nét mặt, cử chỉ nội tâm của các vị, mỗi vị mang một vẻ rất sinh động và gần gũi: vị ngồi, vị đứng, vị chau mày… thể hiện sự tôn nghiêm và cao quý….
Toàn bộ những loại đá dùng để tạo ra những bức tượng La Hán đá đẹp đều phải được chọn lọc kỹ lưỡng, được khai thác từ những mỏ đá tự nhiên, dùng đá nguyên khối chất lượng tốt nhất và do chính những nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Ninh Vân- Ninh Bình chế tác. Chính vì thế nên rất đảm bảo về độ tinh tế và vĩnh cửu của những sản phẩm mà cơ sở đưa ra.
Tùy vào mỗi yêu cầu của khách hàng mà kích thước, chất liệu đá và mẫu mã tượng La Hán cũng khác nhau. Phong phú, đa dạng về hình ảnh, mẫu mã, ngoài ra kích thước trải dài từ nhỏ đến lớn, đảm bảo làm vừa lòng và đáp ứng mọi tiêu chí của quý khách.
Kế thừa và phát huy truyền thống của làng mỹ nghệ Ninh Bình, tượng đá đẹp Xuân Mạnh hiện là cơ sở tiêu biểu, nổi bật nhất của làng nghề đá mỹ nghệ, với đội ngũ nghệ nhân lành nghề, tâm huyết, cùng sự uy tín, chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin đem lại cho quý khách những dịch vụ tốt nhất.