Tượng a di đà bằng đá ở chùa phật tích

Tượng A-di-đà bằng đá ở chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc bằng đá từ thời nhà Lý. Đây được xem là một tượng Phật mẫu mực, được sánh là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam. 

Theo Đại Đức Thích Đức Thiện – Trụ trì chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Phật tượng kỳ quan mới trên quê hương của các vua Lý là pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á được dựa trên nguyên mẫu tượng A Di Đà – bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ đời Lý.

Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi rướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa; áo xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóngmâylửa chập chờn, vần vũ..

  Tượng A di đà bằng đá ở chùa Phật Tích là tác phẩm tiêu biểu của triều nhà Lý, một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam, tượng A-di-đà bằng đá ở chùa Phật Tích đã được dùng làm mẫu trong việc dựng Đại Phật tượng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.